Bậc lương là gì? Những điều cần biết về quy chế nâng bậc lương

16/04/2020 10:35 AM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Bậc lương là gì? Đâu là những điều cần lưu ý về bậc lương trong tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Bậc lương là gì?

Bậc lương có thể hiểu là các chỉ số liên quan đến mức độ thăng tiến về thu nhập của người lao động. Thông thường, các bậc lương khác nhau sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Và số lượng bậc lương của mỗi ngạch hiện nay thường dao động trong khoảng từ 5 – 10 bậc lương.

Bậc lương là gì? Những điều cần biết về quy chế nâng bậc lương trong tổ chức 1

Nắm bắt định nghĩa về bậc lương là gì?

Trong đó, số lượng bậc lương thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Quan điểm về vấn đề trả lương của doanh nghiệp: doanh nghiệp trả lương thường để khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động thì số bậc lương của doanh nghiệp sẽ ít và ngược lại. Nếu doanh nghiệp trả lương theo bình quân thì số lượng bậc lương sẽ nhiều.
  • Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu, tối đa của mỗi công việc, ngành nghề.
  • Tính chất công việc, mức độ phức tạp của công việc cao đồng nghĩa với bậc lương ngày càng nhiều và ngược lại.

>> Xem thêm: Nắm bắt các nghiệp vụ kế toán đang được quan tâm nhất hiện nay

Những quy định tối thiểu về mức lương theo vùng

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại nghị định 157/2018/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng, người lao động trong các vùng kinh tế khác nhau sẽ có mức lương tối thiểu như sau:

Đối với người lao động trong các doanh nghiệp

  • Vùng I: 4.180.000 đồng/ tháng
  • Vùng II: 3.710.000 đồng/ tháng
  • Vùng III: 3.250.000 đồng/ tháng
  • Vùng IV: 2.920.000 đồng/ tháng

>> Đừng bỏ lỡ: Những thông tin hữu ích mà người tìm việc kế toán nên nắm rõ trước khi ứng tuyển xin việc

Đối với địa bàn áp dụng lương tối thiểu theo vùng

Những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng hiện nay chủ yếu là những đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Cách áp dụng bậc lương với những người đã qua đào tạo nghề

Đối với những người đã quan đào tạo nghề, theo khoản 2, điều 5 nghị định 157/2018/ND-CP, việc áp dụng bậc lương tối thiểu sẽ được quy định như sau:

  • Với những lao động đã cấp chứng chỉ nghề, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, bằng đại học, bằng cao học, bằng tiến sĩ theo quy định tại nghị định số 90/CP về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân thì sẽ được áp dụng bậc lương tối thiểu vùng.
  • Người đã có bằng trung học chuyên nghiệp, tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng; đại học, thạc sĩ…. Theo quy định tại luật giáo dục năm 2005 thì sẽ được áp dụng bậc lương tối thiểu vùng.
  • Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định được áp dụng bậc lương tối thiểu vùng.
  • Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đại học theo quy định của luật giáo dục đại học.
  • Người đã được cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của các cơ sở đào tạo nước ngoài.
  • NGười được doanh nghiệp đào tạo hoặc đã được doanh nghiệp kiểm tra năng lực nghề nghiệp cũng sẽ được hưởng bậc lương tối thiểu vùng.

>> Xem thêm: Vốn cố định là gì? Phân biệt rõ giữa vốn cố định và vốn lưu động

Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Việc được nâng lương hiện nay luôn là một điều mà rất nhiều người lao động mong muốn. Tuy nhiên, nếu muốn được nâng bậc lương nhằm đảo bảo thu nhập, người lao động cũng cần phải biết đến quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp.

Bậc lương là gì? Những điều cần biết về quy chế nâng bậc lương trong tổ chức 2

Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp hiện nay bao gồm:

  • Đối tượng được nâng lương hiện nay.
  • Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương với các chức danh cụ thể hoặc công việc cụ thể.
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với các chức danh, nhóm công việc nhất định.
  • Thời điểm để xét nâng lương đối với người lao động dựa theo hợp đồn lao động giữa hai bên.

Do đó, căn cứ vào quy chế nâng bậc lương đối với người lao động. Các doanh nghiệp sẽ tổ chức nâng lương cho người lao động trong doanh nghiệp. Và việc tăng bậc lương đối với lao động sẽ phải dựa theo hợp đồng lao động của 2 bên.

Bài viết trên đã giúp các ứng viên tìm việc kế toán có thêm những kiến thức nhất định về bậc lương là gì? Hy vọng nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tìm việc kế toán phù hợp cho chính mình.

>> Tìm hiểu những việc làm thêm Đà Nẵng lương cao giúp các ứng viên có nhiều cơ hội hấp dẫn

Tags:

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.