Quản lý tài chính doanh nghiệp: Nguyên tắc vàng cần ghi nhớ
Quản lý tài chính doanh nghiệp là công việc vô cùng quan trọng khi quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Các hình thức kế toán phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp
- Hóa đơn trực tiếp: Khái niệm và những điều cần biết
Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?
Quản lý tài chính của một doanh nghiệp (QLTCDN) là việc phân tích các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và lập kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả. Hình thức quản lý này có thể bao gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn và quản lý vốn hiệu quả. Một nhà quản lý nếu không nắm được công việc này thì sẽ không biết cách thức và phương thức thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng việc kinh doanh.
Quản lý tài chính được định nghĩa là việc quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh và sản xuất hàng hóa của một doanh nghiệp. Hay có thể nói rằng, quản trị tài chính giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn một cách hiệu quả.
Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp
QLTCDN có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp bởi những lý do sau:
- QLTCDN giúp kiểm soát các dòng tài chính của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quyết định doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có tồn tại được hay không và phát triển đến đâu trong tương lai.
Vai trò cụ thể:
- Hoạch định, thống kê cụ thể nguồn lực tài chính sẵn có của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên cơ sở tận dụng tối đa các đòn bẩy tài chính để từ đó nâng cao khả năng thu lợi nhuận so với vốn đầu tư.
- Nếu chỉ hoạch định thì chưa đủ, người quản lý tài chính phải quyết định các khoản đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp để từ đó đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả. Mục đích là nhằm tăng lợi nhuận tăng trưởng sao cho phù hợp với mức đầu tư vào tài sản cố định, các thiết bị, máy móc, nâng cấp công nghệ sản xuất… để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Kiểm soát, nắm bắt tình hình hoạt động và tình trạng của doanh nghiệp thông qua kiểm soát các dòng tiền để các hoạt động kinh doanh được diễn ra trơn tru và hiệu quả thông qua tình hình tài chính.
>> Xem thêm: Thông tin tìm việc kế toán mới nhất năm 2020
Nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp hiệu quả
Để có thể quản lý tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả, người vận hành cần tuân theo một số nguyên tắc cụ thể tùy thuộc vào loại hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và cả chính sách nhà nước.
-
Rủi ro tỷ lệ thuận với lợi nhuận
Bên cạnh những kỳ vọng về lợi nhuận sẽ đạt được của doanh nghiệp, rủi ro là điều không thể tránh. Song, nếu biết chấp nhận rủi ro và tìm cách kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp nhà quản trị tài chính vẫn có thể thu về lợi nhuận từ việc đầu tư có hiệu quả.
-
Tiền tệ có giá trị thời gian
Yếu tố lạm phát là điều các doanh nghiệp cần tính đến khi đầu tư. Do đó, cần phải có chính sách điều chỉnh kịp thời để tránh rủi ro có thể xảy ra.
-
Tác động của thuế doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào hoạt động đều phải có trách nhiệm nộp thuế theo quy định của nhà nước. Mức thuế này có thể là đòn bẩy để doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ, nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu như mong muốn.
-
Tận dụng cả vốn vay và vốn chủ sở hữu
Nếu chỉ sử dụng khoản vốn có hạn của chủ sở hữu để đầu tư và phát triển các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều rào cản. Do đó, tận dụng được cả vốn vay và vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được lợi nhuận.
Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả
Một số phương pháp dưới đây có thể là tài liệu tham khảo giúp bạn quản lý tài chính của một doanh nghiệp hiệu quả nhất:
-
Phương pháp thứ nhất:
Muốn QLTCDN hiệu quả, điều đầu tiên là các nhà quản trị tài chính cần nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó, cần dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành phân tích tình hình qua các số liệu cụ thể để đánh giá tình hình hoạt động và kinh doanh.
-
Phương pháp thứ hai:
Cần chú trọng đến cơ chế QLTCDN, đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Bởi, cơ chế quản lý này chính là cơ sở để quyết định sự phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tính an toàn cho tài chính DN. Do đó, cần phải nắm bắt được để có phương pháp điều chỉnh cơ cấu thu chi sao cho phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Nhờ vậy mới đảm bảo được kế hoạch chi tiêu hợp lý, hiệu quả, kiểm soát được bội chi, giúp cân bằng doanh thu và nguồn vốn.
-
Phương pháp thứ ba:
Cần phải tập trung nguồn lực để hoàn thiện các cơ chế quản lý tài chính. Nên chủ động tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, tài chính và coi chi phí đầu tư về vốn là một phần không thể thiếu của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.
-
Phương pháp thứ tư:
Nhà quản lý cần đẩy tranh các tiến trình nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đặc biệt, phải khẩn trương thành lập đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn trong quản lý tài chính, nhằm đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Phương pháp thứ năm:
Nhà quản trị cần xem xét, lựa chọn các cơ cấu vốn sử dụng sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.
>> Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà sinh viên cần biết để dễ dàng xin việc tại các doanh nghiệp
Làm sao để quản trị tài chính một cách hiệu quả?
QLTCDN sao cho hiệu quả nhất vẫn luôn là trăn trở nhưng chưa có lời giải chung cho tất cả các doanh nghiệp. Tức là, nhà quản trị luôn có rất nhiều phương pháp lựa chọn để có thể quản lý hiệu quả nguồn tài chính hiện tại của doanh nghiệp, tùy vào loại hình hoạt động. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp quản trị tài chính doanh nghiệp đều cần được xem xét, nghiên cứu, tính toán kĩ lưỡng thì mới thật sự phát huy được trọn vẹn hiệu quả như mong muốn.
Hay nói tóm lại, có rất nhiều cách để quản lý tài chính hiệu quả, suy cho cùng, tất cả các cách đó đều phải được cân nhắc kỹ dự trên các nguyên tắc quản lý hiệu quả nên trên.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số giải pháp hỗ trợ tài chính thông qua các phần mềm được nhiều người tin dùng như phần mềm ERP để có thể quản lý dòng tiền một cách hiệu quả nhất. Thông qua phần hệ thống Kế toán – tài chính được thiết kế đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán và quản lý tài chính trong phần mềm này, các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng theo dõi sự luân chuyển của dòng tiền thông qua hàng trăm mẫu báo cáo từ tổng hợp đến chi tiết ở từng nghiệp vụ cụ thể.
Có thể thấy quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Phải nắm vững được những nguyên tắc vàng trong hoạt động này thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.
>> Đừng bỏ lỡ: Tổng quan về HBR TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan