Mức nộp thuế môn bài: Ai phải nộp? Ai được miễn? Xem ngay xem ngay!
Mức nộp thuế môn bài là điều mà các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh đều cần quan tâm bởi vì nộp muộn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
- Định nghĩa kế toán thuế và công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp
- Kinh nghiệm “đắt giá” khi làm kế toán thuế hiệu quả trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm
Thuế môn bài là sắc thuế trực thu và là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh. Nó là loại thuế được thu hàng năm, mức thu căn cứ vào vào số vốn đăng ký/doanh thu của năm kinh doanh kế trước/GTGT của năm kinh doanh kế trước.
Phân biệt thuế trực thu, gián thu và định ngạch:
- Thuế trực thu: Đây là loại thuế thu trực tiếp vào nguồn thu nhập, lợi ích thu được của cá nhân hay các tổ chức. Các doanh nghiệp (DN) nộp thuế lợi tức được tính theo mức lợi nhuận có thể bị đánh thuế sau khi đã trừ chi phí. DN cũng thay mặt người lao động của họ nộp tiền, đóng góp cho quốc gia.
- Thuế gián thu: Khác với trực thu, thuế gián thu nhắm vào việc tiêu thụ các loại hàng hóa/dịch vụ. Thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT chính là nguồn thu nhập thuế gián thu quan trọng nhất. Nó là thuế đánh vào hàng bán, nó được thu ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, không phải thu vào thời điểm bán hàng cuối cùng như thuế tiêu thụ.
- Thuế định ngạch: Là loại thuế đánh một lượng cố định vào tất cả các đối tượng thu của sắc thuế. Thuế cầu đường chính là 1 ví dụ về thuế định ngạch.
Đối tượng nộp thuế và miễn thuế
Đối tượng cần nộp thuế môn bài
- Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật pháp
- Các tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã
- Các đơn vị vũ trang nhân dân
- Các cá nhân và hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh
- Các chi nhánh và văn phòng đại diện
Đối tượng được miễn thuế môn bài
- Các cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh có doanh thu mỗi năm dưới 100 triệu đồng
- Các cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh không thường xuyên
- Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh mặt hàng muối
- Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh doanh nuôi trồng, đánh bắt thủy/hải sản
- Cơ quan báo chí
Mức nộp thuế môn bài 2019 mới nhất
Mức thuế dưới đây là mức thuế môn bài năm 2019 mới nhất dành cho các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh:
+ Đối với DN thành lập từ 2019 trở về trước và thành lập trong khoảng thời gian 01/01/2020 – 30/06/2020 thì mức thuế môn bài được tính như sau:
- Đối với DN có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm
- Đối với DN có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư < 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
- Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc các tổ chức khác thì mức thuế môn bài là 1.000.000/năm.
+ Đối với DN thành lập từ 01/07/2020 – 31/12/2020 thì mức đóng thuế môn bài được tính như sau:
- Đối với DN có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài là 1.500.000 đồng.
- Đối với DN có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư < 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng.
- Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc các tổ chức khác thì mức thuế môn bài là 500.000 đồng.
>> Xem thêm: Những thông tin hữu ích khác về việc làm kế toán TẠI ĐÂY
1 số câu hỏi thường gặp về thuế môn bài
Câu hỏi 1: Chi nhánh có phải nộp thuế môn bài không?
Trả lời: Các chi nhánh đều phải nộp thuế môn bài theo như quy định của luật pháp.
Câu hỏi 2: Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài hay không?
Trả lời: Nếu doanh nghiệp của bạn tạm ngưng kinh doanh cả năm thì không phải nộp thuế môn bài, còn nếu tạm ngưng kinh doanh không đủ thời gian 1 năm (dù là mấy tháng đi chăng nữa) thì cũng phải nộp thuế môn bài như thường.
>> Xem ngay: Mẫu đơn xin việc ấn tượng nhất giúp các ứng viên gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Bài viết liên quan