Những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua khi làm kế toán doanh nghiệp
Những vấn đề quan trọng có thể bạn chưa biết khi làm kế toán doanh nghiệp dưới đây sẽ giúp bạn hoàn hảo hơn trong công việc kế toán của mình.
- Hàng tồn kho là gì? Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
- Các hình thức kế toán phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp được hiểu là người làm công việc kiểm tra, xử lý, thu thập, phân tích và cung cấp các thông tin về kinh tế – tài chính cho doanh nghiệp dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán doanh nghiệp được chia thành hai lĩnh vực chính:
- Kế toán nội bộ: là bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.
Nhân viên kế toán nội bộ có nhiệm vụ xử lý, thu thập và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Bản báo cáo này có trách nhiệm ghi nhận chi tiết và chính xác cho các nhà quản trị, lãnh đạo của doanh nghiệp.
- Kế toán thuế: là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
Công việc chính của bộ phận kế toán thuế bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Hay nói chính xác là cơ quan thuế chủ quản của doanh nghiệp hay ngân hàng đây chính là hai đối tượng quan trọng nhất mà một nhân viên kế toán thuế cần để tâm tới.
Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp
- Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ.
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
- Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua
- Sau khi nộp thông báo phát hành hóa đơn, mặc dù chưa xuất hóa đơn nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải nộp “báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn” theo định kỳ.
- Giá trị VAT đầu vào chưa kê khai thì được quyền kê khai bổ sung vào các kỳ sau và không giới hạn thời gian. Nhưng chi phí phát sinh năm nào phải được kê khai năm đó.
- Theo khoản 8 điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 trường hợp DN phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuê, thanh tra thuế tại trụ sở.
- Không khấu trừ thuế 10% đối với lao động dưới 3 tháng nếu người lao động có thu nhập dưới 2 triệu đồng/1 tháng.
- Sổ sách khi kiểm tra lại phát hiện sai sót, áp dụng các chính sách kế toán không đúng thường sẽ áp dụng phương pháp là làm lại toàn bổ sổ sách và ký lại.
- Những chi phí không hợp lý về yếu tố thuế, kế toán không hạch toán và tự loại ra khỏi sổ sách dẫn đến việc các chi phí kế toán của doanh nghiệp không được phản ánh đầy đủ.
- Những khoản chi phí phải thanh toán trên 20 triệu nhưng công ty lại nộp tiền mặt vào TK công ty đối tác như vậy cũng sẽ không được khấu trừ chi phí thuế TNDN và thuế GTGT đầu vào. Theo đó doanh nghiệp cần phải lập ỦY NHIỆM CHI để chuyển tiền từ tài khoản của công ty mình qua tài khoản của công ty đối tác đã đăng ký với thuế/sở kế hoạch đầu tư.
- Khoản thuế GTGT hàng tháng phải nộp nhiều.
- Doanh nghiệp bán hàng đầu ra không chịu xuất hóa đơn mà vẫn lấy hóa đơn mua hàng hóa, vật tư đầu vào liên tục.
- Hiểu không rõ về việc công ty không được lỗ quá 5 năm hoặc 3 năm liên tiếp. Theo đó, lỗ là tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, không có quy định về việc hạn chế lỗ trong thời gian bao lâu.
6 lỗi kế toán doanh nghiệp thường mắc phải
Không tận dụng tốt các bản báo cáo
Tất cả các bản báo cáo của kế toán là tài liệu vô cùng hữu ích, cung cấp dữ liệu rất quan trọng để đơn vị, doanh nghiệp có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng tốt nguồn tư liệu có sẵn vô cùng quý giá này.
Sai lầm của nhiều doanh nghiệp là chỉ để kế toán hoàn thành các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thuế hoặc kiểm tra tài khoản ngân hàng mà bỏ qua hàng loại cơ hội cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Không giữ lại các chứng từ, hóa đơn
Với người làm công việc kế toán, các chứng từ, hóa đơn mua bán, xuất nhập hàng hóa là thứ thường xuyên tiếp xúc và dù chúng ở dạng giấy hay điện tử đều cần được giữ lại cẩn thận để phục vụ mục đích kiểm tra, đối chiếu về sau.
Quan trọng hơn, hóa đơn chứng từ còn là bằng chứng cho các khoản thu chi hợp pháp của doanh nghiệp nếu đột xuất bị cơ quan thuế thanh kiểm tra. Nếu không giữ lại hoặc đánh mất hóa đơn, cơ quan thuế sẽ không thể ghi nhận khoản thu chi của doanh nghiệp, từ đó sẽ khiến doanh nghiệp phải nộp bù mức thuể cao hơn, thậm chí bị phạt nặng.
Thiếu sự nhanh nhạy khi ghi chép và giải quyết sổ sách
Thực tế cho thấy có không ít doanh nghiệp chủ quan trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, kiểm tra báo cáo các tài khoản hay đối chiếu số liệu thường xuyên. Đa số chỉ làm các công việc ấy một vài lần mỗi năm, thậm chí có doanh nghiệp chỉ làm qua loa cho có.
Một khi báo cáo tài chính không được kiểm tra và cập nhật thường xuyên, doanh nghiệp sẽ không có cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời.
Thuê nhân sự không phù hợp
Không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay vẫn có tình trạng giao công việc tế toán cho người trong gia đình, người thân quen không có kinh nghiệm hoặc chính người chủ doanh nghiệp đảm nhận để tiết kiệm chi phí thuê nhân sự.
Tiết kiệm là tốt song cắt giảm chi phí nhân công kế toán không phải là cách làm hiệu quả. Một nhân viên kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót, rủi ro không đáng có, đồng thời cũng hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhầm lẫn giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp
Không ít kế toán viên bị nhầm lẫn giữa kế toán tài chính cá nhân với tài chính doanh nghiệp. Việc lẫn lộn này có thể gây hại rất lớn tới doanh nghiệp. Vì vậy, người làm công tác kế toán doanh nghiệp cần đảm bảo có tài khoản riêng, độc lập để công việc thống kê các khoản thu chi, mua bán của doanh nghiệp được thực hiện chính xác.
>> Xem thêm: Cách chơi Cricket tại https://news.timviec.com.vn/cricket-la-gi-cach-choi-va-nhung-hinh-thuc-choi-pho-bien-cua-cricket-47316.html
Bài viết liên quan