Làm công việc kế toán kho đơn giản nhưng đừng để mắc sai lầm này!
Công việc kế toán kho là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán nói chung. Bởi vậy, cần tránh những sai sót không đáng có như sau.
- Những điều cần biết về công việc của một kế toán kho
- Muốn trở thành thủ kho giỏi, bạn cần phải biết kế toán kho làm những gì?
Mô tả công việc kế toán kho
Gắn bó với kho hàng hóa của một công ty, doanh nghiệp không chỉ có thủ kho, người bốc vác hàng hóa mà kế toán kho cũng là một vị trí quan trọng. Kế toán kho được coi là linh hồn, là cánh tay phải đắc lực để quản lý hàng hóa một cách thông minh và nhạy bén nhất.
Nhiệm vụ kế toán kho gồm có:
- Trước khi xuất nhập khẩu hàng hóa trong kho, kế toán kho phải kiểm tra hóa đơn xem có xác thực và hợp lệ hay không
- Mặt khác phải kiểm tra các hóa đơn nhập hàng xuất hàng từ các nhà sản xuất, xử lý các tình huống bị thiếu hụt nguyên vật liệu và báo cáo với lãnh đạo để kịp thời xử lý.
- Kiểm tra tính xác thực và nhập các số liệu hàng hóa từ hóa đơn lên hệ thống phần mềm của công ty
- Là người kiểm tra hoạt động của thủ kho, quá trình xuất nhập hàng hóa, báo cáo hàng hóa tồn đọng cũng như bán chạy để có hướng phát triển xử lý từ lãnh đạo cấp trên xem xét
- 3 tháng một lần kiểm tra hàng hóa tồn đọng, kết hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa trong kho, loại bỏ những hàng hóa không sử dụng được nữa.
- Ngoài ra còn giải quyết những công việc trong giới hạn của mình, đề xuất các ý kiến sáng tạo lên cấp trên và kiến nghị nếu có những vấn đề không giải quyết được.
>> Xem thêm: Định nghĩa Influencer khi nói về những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, xã hội
Kế toán kho cần tránh những sai sót gì?
Dưới đây là một số sai sót thường gặp trong công việc kế toán kho, những kế toán kho nên tham khảo để tránh va phải, và khi gặp thì có cách giải quyết hợp lệ nhất.
- Khi kiểm kê hàng tồn kho trong kho, kế toán kho không có đủ hóa đơn và chứng từ hợp lệ.
- Kế toán kho ghi sai giá gốc hàng tồn đọng trong kho.
- Kế toán kho không chịu đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và công việc của mình làm chênh lệch kết quả kiểm kê thực tế và số liệu trong sổ kế toán.
- Làm sai phiếu xuất nhập kho trong quá trình xuất nhập hàng hóa trong kho.
- Hàng xuất từ kho nhưng lại tính giá ấn định mà không tính theo giá thành sản xuất sản phẩm.
- Trong quá trình xuất vật tư cho dây chuyển sản xuất không chú ý đến giá trị của vật tư, mà chỉ quan tâm số lượng.
Để tránh được những sai sót trong quá trình làm việc, kế toán kho phải luôn bình tĩnh và cẩn trọng với những con số và các loại hóa đơn chứng từ. Chỉ cần sai sót một lỗi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình vận hành hàng hóa trong kho.
Kế toán kho cần có những tố chất gì?
Sự cẩn trọng
Kế toán là đi liền với sổ sách và những con số nên kế toán kho phải đặt sự cẩn trọng và tỉ mỉ lên hàng đầu. Soi xét kỹ càng hóa đơn chứng từ trước khi xuất nhập hàng hóa, để ý cẩn thận giá thành hàng hóa trước khi xuất, kiểm tra giấy tờ hàng hóa trong những lần kiểm kê
Kiến thức
Cẩn trọng, tỉ mỉ là yếu tố cần thì kiến thức nghiệp vụ kế toán kho là điều kiện đủ để có thể làm tốt công việc này. Nếu có một bầu trời kiến thức về cách tính toán, làm sổ sách, kê khai tài sản, làm hóa đơn chứng từ giấy tờ thì bạn chẳng lo sợ bất cứ bất đề gì khi làm việc, mặt khác có thể xử lý nhanh chóng nếu gặp phải những sai sót không đáng có.
Bạn nên nhớ, đối khi chỉ sai sót một con số nhưng nó có thể khiến công ty thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, lúc đó, trách nhiệm chắc chắn sẽ quy về bản thân kế toán, không ít kế toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì những sai sót của mình.
Kỹ năng quan sát, phân tích
Kế toán sẽ cực kỳ bận rộn vào cuối tháng, cuối quý và cuối năm vì phải giải quyết hàng đống sổ sách, giấy tờ. Để giải quyết được núi công việc với hàng nghìn con số như vậy, kế toán phải có một sức khỏe dẻo dai, một đầu óc tinh nhanh, nhạy bén và khả năng quan sát, phân tích tổng hợp các vấn đề.
Khả năng chịu áp lực
Công việc nào cũng cần áp lực, nếu không có áp lực thì bạn sẽ không tự có trách nhiệm với công việc. Và công việc kế toán kho cũng vậy, áp lực của công việc này đến từ chính những vấn đề ta phải tiếp xúc hàng ngày, phải làm sao để tránh sai sót ít nhất có thể, áp lực từ cấp trên, áp lực từ đồng tiền kiếm được. Chịu được áp lực, chắc chắn bạn sẽ làm tốt công việc và vứt đâu cũng có thể sống được.
Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã trang bị cho một được một phần tự tin khi bắt đầu với công việc kế toán kho của mình! Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Những lưu ý cơ bản khi chuẩn bị CV xin việc làm không phải ai cũng thuộc nằm lòng
Bài viết liên quan