Ví dụ về 7 nguyên tắc kế toán dành cho dân kế toán mới vào nghề
Ví dụ về 7 nguyên tắc kế toán cơ bản là cách dễ dàng nhất giúp dân kế toán phải nắm rõ và không được phép quên để tìm việc dễ dàng.
- VAS là gì? Những lưu ý về VAS trong kế toán cho lính mới
- Hàng tồn kho là gì? Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Kế toán là gì?
Kế toán là một vị trí không doanh nghiệp, hay bất kỳ một công ty nào thiếu. Kế toán là người ghi chép, thu thập thông tin sổ sách, dữ liệu các hóa đơn và chứng từ và xử lý nắm bắt thông tin tình hình hoạt động về tài chính để báo cáo với ban lãnh đạo.
Kế toán được phân chia thành hai mảng rõ rệt:
- Kế toán công: Hoạt động động trong đơn vị không trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động trên phương diện như các tổ chức đoàn thể xã hội và tổ chức nhà nước lãnh đạo.
- Kế toán doanh nghiệp: Là kế toán hoạt động trong các doanh nghiệp và lĩnh vực chính là kinh doanh.
Công việc của một kế toán
Trong chuyên ngành kế toán có nhiều công việc khác nhau tùy theo cấp bậc và vị trí của một kế toán viên trong một đơn vị hoạt động. Nhưng có thể tìm ra được những điểm chung của công việc của một nhân viên kế toán là:
- Theo dõi và nắm bắt, ghi chép lại hoạt động tình hình kinh tế tài chính.
- Kiểm tra sổ sách, hóa đơn chứng từ trong quá trình hoạt động.
- Xử lý dữ liệu, lập bản báo cáo tình hoạt động kinh tế tài chính, giải trình rõ ràng từng mục từng khoản với ban lãnh đạo.
- Phân tích tài chính, những khoản thu chi và doanh thu theo từng tháng hay theo quý do từng doanh nghiệp hoạt động và yêu cầu.
- Tham mưu ý kiến với giám đốc tài chính để hoạt động tài chính thuận lợi bắt kịp thời xu thế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ứng tuyển nhân viên kế toán tại TP.HCM mới nhất năm 2020
7 nguyên tắc kế toán cơ bản gồm những gì?
Dồn tích
Một kế toán luôn luôn phải làm nhiệm vụ kinh tế tài chính: Tài sản, hóa đơn thu chi, vốn chủ sở hữu và doanh thu. Mọi chứng từ, thu chí và vốn tài sản cố định, những khoản nợ cần phải được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.
Hoạt động liên tục
Đây là nguyên tắc mặc định trong mỗi doanh nghiệp. Hoạt động liên tục để duy trì và phát triển ổn định doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn thúc đẩy tiến độ làm việc, mở rộng quy mô sản xuất và hoạt động. Nguyên tắc này cũng là yếu tố tạo mật thiết với nguyên tắc giá gốc.
Giá gốc
Nguyên tắc giá gốc cũng rất quan trọng, giá gốc của tài sản được tính theo số tiền tương đương mà doanh nghiệp chi trả theo đúng mức giá trị của tài sản vào cùng thời điểm. Giá gốc của tài sản luôn luôn ở mức cố định không thay đổi trừ khi có quy định đề ra.
Phù hợp
Việc thu và chi trong doanh nghiệp phải luôn chính xác và bản bảo nguyên tắc phù hợp. Khi nhận vào một khoản thu ngay lập tức phải ghi nhận lại một khoản chi phí tương ứng liên quan đến mục thu đó.
>> Xem thêm: Tạo mẫu CV xin việc kế toán word đẹp, hoàn chỉnh nhất
Nhất quán
Với chính sách và phương pháp kế toán được áp dụng theo từng doanh nghiệp đưa ra theo một chu kỳ nhất định trong năm. Trong trường hợp thay đổi về chính sách và phương pháp hoạt động trong lĩnh vực kế toán thì phải có một báo cáo giải trình rõ ràng không làm ảnh hưởng đến phần báo cáo tài chính định kỳ với ban lãnh đạo.
Thận trọng
Với chuyên ngành và lĩnh vực nào cũng vậy cần phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Tác phong làm việc nhanh nhẹn và phân tích tình hình kinh tế tài chính nhanh nhạy. Đây được xem là một nguyên tắc không thể thiếu trong 7 nguyên tắc kế toán chính.
Phải có một lập trường tính định ước hoàn chỉnh. Trong 7 nguyên tắc kế toán thì nguyên tắc thận trọng cần phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Các khoản dự phòng trong doanh nghiệp số lượng không quá lớn.
- Không nên đánh giá trị của tài sản và các khoản thu nhập quá cao.
- Các khoản nợ phải chi trả không đánh giá quá thấp với giá trị tài sản.
- Các khoản doanh thu được ghi nhận bằng các chứng từ hóa đơn rõ ràng và khả năng thu kinh tế có hiệu quả và có giá trị. Chi phí phát sinh cũng được kiểm kê kĩ càng và chi tiết.
Trọng yếu
Kế toán được coi là trọng yếu và giữ vai trò quan trọng trong trường hợp thông tin không chính xác và thiếu sự trung thực. Tất các các thông tin chứng từ, nghiệp vụ kế toán không được phép chênh lệch, phải đồng nhất các hóa đơn chứng từ.
Thông qua các ví dụ về 7 nguyên tắc kế toán trên đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể áp dụng vào công việc của mình. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan