Nghỉ không lương: Những điều cần biết để tránh thiệt thòi quyền lợi
Theo quy định của luật lao động, người lao động sẽ được nghỉ không lương bên cạnh ngày nghỉ hưởng nguyên lương. Nhưng rất ít lao động biết đến thông tin này.
- Học nghiệp vụ kế toán tại đâu để nâng cao kĩ năng cho riêng mình?
- Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học, cao đẳng 2019
Lý do khiến bạn phải nghỉ không lương?
Có rất nhiều lý do khiến bạn buộc phải xin nghỉ làm đển giải quyết. Trong đó có thể kể tới như:
- Kết hôn
- Du lịch dài ngày
- Nghỉ ốm
- Những công việc cá nhân khác
Và theo luật lao động, bạn sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, nếu như đã dùng hết số lượng ngày nghỉ phép có hưởng lương theo quy định mà bạn vẫn chưa giải quyết xong công việc cá nhân. Bạn có thể làm đơn xin nghỉ mà không có lương để trình lên ban lãnh đạo phê duyệt nếu như đó là những lý do chính đáng.
Bên cạnh đó, những lý do nghỉ này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động chung của doanh nghiệp thì bạn sẽ được đồng ý cho nghỉ việc không lương.
>> Xem thêm: Các thông tin hướng nghiệp kế toán TẠI ĐÂY
Khi nào người lao động được nghỉ không lương?
Nếu muốn nghỉ không có lương, người lao động cần phải có đơn trình bày rõ lý do để ban lãnh đạo công ty, quản lý trực tiếp để được xét duyệt. Và theo quy định tại điểu 116, bộ luật lao động 2012, người lao động được nghỉ 1 ngày không hưởng lương với những trường hợp như:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết.
- Anh, chị, em ruột chết.
- Bố hoặc mẹ kết hôn.
- Anh, chị, em ruột kết hôn.
Bên cạnh đó, nếu muốn nghỉ thêm thì người lao động có thể thỏa thuận với những quản lý trực tiếp của mình với những lý do chính đáng khác nhau. Do đó, người lao động sẽ không bị giới hạn quá nhiều về những ngày nghỉ không lương. Chỉ cần bạn và nhà tuyển dụng có được sự chấp thuận là được.
>> Câp nhật nhanh: Các vị trí tuyển dụng tìm việc làm thêm kế toán tại Hà Nội dành cho người chưa có kinh nghiệm
Doanh nghiệp có được từ chối khi người lao động xin nghỉ?
Người sử dụng lao động mà cụ thể là những quản lý bộ phận cần phải tạo điều kiện để người lao động có thể hưởng lương theo đúng với quy định pháp luật. Trong những trường hợp có lý do chính đáng như:
- Gia đình có tang
- Kết hôn mà người lao động đã gửi đơn xin nghỉ tới doanh nghiệp
Nếu như các chủ doanh nghiệp từ chối việc xin nghỉ phép của lao động, mặc dù lao động đã có những lý do chính đang thì sẽ bị xử phạt hành chính. Và theo khoản 11, điều 1, nghị định 88/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 2 đến 5 triệu nếu từ chối yêu cầu xin nghỉ của người lao động.
Bên cạnh đó, những trưởng hợp nghỉ không lương với những lý do ngoài các lí do đã nêu trên thì người sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc từ chối với yêu cầu xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
>> Cập nhật ngay: Tin tức việc làm kế toán đang được nhiều người quan tâm
Người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ không lương?
Trong khoản 4, điều 42, quyết định số 595/QĐ – BHXH đã quy định rõ: nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên thì không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Chính vì thế, nếu người lao động buộc lòng phải nghỉ từ 14 ngày trở lên với bất cứ lý do gì trong tháng.
Doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động trong tháng đó. Tuy nhiên, nếu thời gian nghỉ trong tháng diễn ra dưới 14 ngày. Người sử dụng lao động và người lao động buộc phải tham gia nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Đơn xin nghỉ không lương cần có những thông tin gì?
Để thuận lợi cho việc nghỉ, những người lao động cần phải có một bản đơn xin nghỉ phép không lương. Tùy từng doanh nghiệp sẽ có những mẫu đơn xin nghỉ khác nhau, nhưng về cơ bản thì đơn xin nghỉ cần phải có những thông tin như:
- Quốc ngữ, tiêu đề
- Người nhận đơn: Ban giám đốc, phòng ban trực tiếp làm việc, phòng hành chính – nhân sự.
- Thông tin người làm đơn gồm: họ tên, địa chỉ, chức vụ, bộ phận làm việc….
- Thời gian xin nghỉ: ghi rõ từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc …
- Lý do xin nghỉ phép không lương.
- Kế hoạch bàn giao công việc: ghi rõ thông tin của người tạm thời quản lý công việc trong khi bạn đang nghỉ phép.
Nghỉ không lương là một quyền lợi mà người lao động nên chú ý tới. Tuy nhiên chỉ khi nào cần thiết thì bạn mới nên nghĩ tới việc nghỉ như vậy. Hãy tránh để chuyện cá nhân ảnh hưởng tới cả tập thể.
>> Xem thêm: Định nghĩa giá gốc và nguyên tắc ghi nhận
Bài viết liên quan