Kế toán nguyên vật liệu: “Bí kíp” để luôn đạt được làm tốt công việc

10/01/2020 04:33 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Kế toán nguyên vật liệu là nhân vật chủ chốt không thể thiếu trong hệ thống quản lý của các doanh nghiệp sản xuất. Thử tìm hiểu về họ nhé!

Kế toán nguyên vật liệu là gì?

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là người quản lý và xử lý các vấn đề liên quan nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Họ đảm nhiệm việc ghi chép và theo dõi sát sao tình hình thu mua, nhập/xuất, lưu trữ nguyên vật liệu.

ke-toan-nguyen-vat-lieu-bi-kip-de-luon-dat-duoc-lam-tot-cong-viec-1

Kế toán NVL là người phụ trách về nguyên vật liệu của 1 doanh nghiệp

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kế toán NVL phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn, am hiểu sâu rộng về những nghiệp vụ kế toán mà mình sẽ phụ trách. Họ cũng cần thành thạo các kỹ năng kiểm kê, đánh giá hàng hóa.

Nhiệm vụ và vai trò

Nhiệm vụ cụ thể của các kế toán nguyên vật liệu sẽ bao gồm các công việc sau:

  • Ghi chép 1 cách trung thực và chính xác những thông tin liên quan đến tình trạng của nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho như: số lượng, chất lượng, giá thành…
  • Kiểm tra sát sao tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL
ke-toan-nguyen-vat-lieu-bi-kip-de-luon-dat-duoc-lam-tot-cong-viec-2

Kế tóa NVL có nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành

  • Phân bổ giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí SX – KD 1 cách hợp lý
  • Tính toán và đưa ra kết quả chính xác nhất về số lượng và giá trị của các NVL tồn kho, kịp thời phát hiện và xử lý các NVL thừa thiếu, hỏng hóc, kém chất lượng…

>> Xem thêm: Các bộ phận Front Office trong mô hình kinh doanh khách sạn

Hạch toán nguyên vật liệu gồm phương pháp nào?

Hạch toán nguyên vật liệu là công việc cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp và nhiệm vụ này chỉ có hoàn thành khi kế toán nguyên vật liệu kết hợp chặt chẽ với thủ kho. Dưới đây là 3 phương pháp hạch toán nguyên vật liệu hiệu quả nhất, tuy nhiên mỗi cái đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cân nhắc thật kỹ để tìm sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình bạn nhé!

Ghi thẻ song song

  • Ưu điểm: Phương pháp ghi sổ song song có ưu điểm là quy trình ghi sổ đơn giản và minh bạch, có thể dễ dàng kiểm tra và phát hiện xem viêc ghi chép, quản lý có xảy ra sai sót gì hay không.
  • Nhược điểm: Cái gì cũng có 2 mặt song song, nhược điểm của phương pháp hạch toán NVL này chính là việc ghi chép giữa bô phận kế toán và bộ phận kho vẫn xảy ra hiện tượng trùng lặp về số lượng. Lượng thông tin phải ghi chép quá nhiều mà công việc thì dồn hết vào thời điểm cuối tháng nên không đảm bảo tính kịp thời của kế toán và tạo ra sự lãng phí về lao động.
ke-toan-nguyen-vat-lieu-bi-kip-de-luon-dat-duoc-lam-tot-cong-viec-3

Có 3 phương pháp hạch toán NVL mà các doanh nghiệp hay dùng

Phương pháp này thường thích hợp với những doanh nghiệp có chủng loại NVL không quá đa dạng, tình hình xuất/nhập phát sinh không nhiều, trình độ của quản lý và kế toán không quá cao.

Ghi sổ số dư

  • Ưu điểm: Điểm hay của phương pháp này là nó giúp doanh nghiêp giảm bớt khối lượng thông tin phải ghi chép. Việc kiểm tra và đối chiếu được tiến hành định kỳ nên tính chính xác rất cao, khối lượng công việc cũng không bị dồn ứ mà dàn đều ra trong tháng.
  • Nhược điểm: Nhược điểm của phương pháp hạch toán ghi sổ số dư chính là bộ phận kế toán chỉ theo dõi được chỉ tiêu giá trị, vậy nên khi muốn nắm được tình hình xuất/nhập/tồn của NVL nào là phải xem trên thẻ kho. Việc đối chiếu số liệu giữa bảng kê và sổ số dư sẽ lâm vào khó khăn nếu 2 bên có sự chênh lệch dù là nhỏ nhất.

Phương pháp hạch toán này phù hợp với những doanh nghiêp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, có chủng loại NVL đa dạng, việc xuất/nhập nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên.

Sổ đối chiếu luân chuyển

  • Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng ghi chép, chỉ tiến hành ghi một lần vào cuối tháng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là giảm bớt khối lượng thông tin phải ghi chép bởi việc ghi chép chỉ diễn ra 1 lần vào cuối mỗi tháng.
  • Nhược điểm: Nhược điểm của phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển này chính là việc ghi chép vẫn bị trùng lặp về số lượng. Công việc kế toán dồn hết vào cuối tháng.

Phương pháp này không phổ biến cho lắm, thường thì chỉ những doanh nghiệp có số lượng hàng hóa lớn, chủng loại nhiều mới áp dụng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn làm CV xin việc tại https://cv.timviec.com.vn/

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ…

Ấn Định Thuế là Gì? Cách Thức Áp Dụng Ấn Định Thuế

Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế là một khái niệm cơ bản, và “ấn định thuế” là…

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, “chứng từ kế toán tiếng Anh” là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.