Cách quản lý tài chính cá nhân để luôn có tiền trong mọi tình huống
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng cần có của những người giàu có hiện nay. Vậy làm thế nào để có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?
- Học kế toán có khó không? Cơ hội việc làm nào cho sinh viên kế toán?
- Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học, cao đẳng 2019
Bài viết này là những bước để giúp một cá nhân có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả
Bước 1: Xác định nguồn ngân sách
Đdầu tiên, bạn cần phải liệt kê được hết tất cả những nguồn thu nhập của mình. Những nguồn thu nhập đầu vào có thể là: lương, thu nhập từ các công việc bên ngoài theo khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể làm theo tháng, theo quý hoặc theo tuần.
Bước 2: Phân bộ nguồn ngân sách đầu vào cho ít nhất 3 nhóm chi tiêu chính
Trong cuộc sống của mỗi người, để có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần phải phân các hoạt động chi tiêu của mình thành các nhóm như sau:
- Chi tiêt thiếu yếu: Nhóm này sẽ bao gồm các khoản chi cố định cần phải trả như: hóa đơn tiền điện, tiền nước, xăng xe, tiền thuê nhà, học phí…. Với các khoản này, bạn cần xem lại tất cả hóa đơn, lịch sử chi tiêu các khoản này để có sự phân bổ chính xác.
- Chi dự phòng: là những khoản chi dành cho các hoạt động khẩn cấp. Do đó, bạn phải xác định được chính xác những trường hợp nào là khẩn cấp để có thể dự phòng một cách chính xác nhất.
- Chi phí tùy ý: Hãy cắt giảm mọi hóa đơn ở các nhóm hàng hóa không thiết yếu như dịch vụ vui chơi, giải trí. Làm sao để số tiền chi ra cho nhóm này thấp nhất có thể.
>> Xem thêm: Các thông tin tìm việc kế toán mà bạn không nên bỏ qua
Bước 3: Tính toán dự kiến chi cho các hoạt động
Bạn cần phải liệu kê những hoạt động cần phải chi tiêu trong các nhóm nhất định. Sau đó, các hoạt động này sẽ phải nhân với tổng số tiền dự kiến chi để có thể đưa ra được tổng dự toán của mỗi nhóm.
Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệnh giữa bước 3 và các kế hoạch chi tiêu ở bước 2
Với công đoạn này, bạn cần chú ý những việc sau:
- So sánh dự toán chi tiêu của bước 3 và các kế hoạch chi tiêu đã vạch ra ở bước 2. Nếu như các con số của bước 3 lớn hơn kế hoạch thì bạn cần phải cắt bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết của mình đi ngay lập tức.
- Bạn cũng nên cố gắng giảm tối đa các khoản chi tùy ý vì nó không cần thiết cho cuộc sống của bạn.
>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có giúp bạn trở thành một Team Leader được nhiều người quý trọng
Bước 5: Giảm dần phụ thuộc vào thẻ tín dụng
Mặc dù thẻ tín dụng của các ngân hàng luôn có những đặc quyền hấp dẫn
riêng. Nhưng nó sẽ khiến chúng ta mất kiểm soát trong việc sử dụng tiền mặt khi chi phí phát sinh quá lớn so với thu nhập mà nhiều người không thể kiểm soát hết được. Vì thế, hãy giảm tối đa việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng lại nhất có thể.
>> Xem thêm: Hướng dẫn tìm việc làm kế toán tổng hợp dành cho sinh viên chuyên ngành
Bước 6: Tăng cường đầu tư để tiền sinh lời
Những khoản chi tiêu dự phòng là những khoản bạn sẽ ít phải dùng tới. Vì thế, bạn có thể sử dụng tiền đó để đầu tư cho các sản phẩn tín dụng, bảo hiểm để có thể giúp bạn gia tăng được số tiền tiết kiệm phục vụ việc phòng ngừa rủi ro cho riêng mình. Cùng với đó là việc tránh phụ thuộc vào người khác.
Bước 7: Tuân thủ mọi quy định do chính mình đặt ra
Bạn cần phải đặc biệt tuân thủ đúng luật chơi, kỷ luật bản thân để có thể giúp mình từng bước chinh phục được cách quản lý tài chính cá nhân thật hiệu quả. Nếu trong quá trình thực hiện kế hoạch mà cảm thấy khó khăn, hãy xem lại và chỉnh sửa kế hoạch sao cho hợp lý nhất có thể. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ những người thân của mình nghiên cứu và chỉ ra những lỗi sai trong các quản lý tài chính cá nhân của bạn.
Hiện nay, có rất nhiều cách quản lý tài chính cá nhân để có thể giúp bạn hoạch định kế hoạch chi tiêu dễ dàng hơn. Hãy cố gắng tuân thủ để có thể giúp cuộc sống của bạn được thoải mái, không phải lo đến chuyện tiền bạc cũng như mục tiêu hướng nghiệp đề ra.
Bài viết liên quan