Bảng cân đối kế toán ngân hàng và cách lập bảng cân đối mới nhất
Bảng cân đối kế toán ngân hàng là bản tổng kết giữa nguồn vốn và tài sản của tổ chức trong thời điểm cụ thể. Cần gì để có bảng cân đối đầy đủ?
- [TÌM HIỂU] Chứng chỉ ACCA là gì? Những điều cần biết về ACCA
- VAS là gì? Những lưu ý về VAS trong kế toán cho lính mới
Bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì?
Bảng cân đối kế toán ngân hàng có thể hiểu là một bảng tổng hợp giữa nguồn vốn, tài sản của một đơn vị tổ chức bất kì. Bảng cân đối cũng là bằng chứng rõ ràng nhất về tình trạng nguồn lực kinh tế của một đơn vị trong thời điểm nhất định.
Đối với bảng cân đối kế toán sẽ phải thể hiện được cụ thể thông qua các con số phản ánh tình hình tài sản, các dòng tiền hình thành nên tài sản của một tổ chức, doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này sẽ được phân loại để giúp các tổ chức có thể có những mục tiêu rõ ràng trong việc phân bổ nguồn tiền trong việc vận hành doanh nghiệp.
► Xem ngay các công việc làm tại Hà Nội mới được cập nhật
Thế nào là bảng cân đối kế toán ngân hàng đầy đủ?
Để xác định được thế nào là bảng cân đối kế toán đầy đủ, các kế toán cần phải có những yếu tố sau:
Phần tài sản
- Kinh tế: số liệu phản ánh tại cột tài sản cần phải thể hiện những giá trị hiện có tại doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định, hàng hóa, dòng tiền, các khoản đầu tư, nợ đọng phải thu.
- Pháp lý: những số liệu ở cột tài sản sẽ phản ánh đầy đủ những tài sản có trong đơn vị đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn
- Kinh tế: các số liệu tại cột nguồn vốn của bản cân đối kế toán ngân hàng cần phải thể hiện rõ quy mô, nội dung cũng như tình hình tài chính của tổ chức.
- Pháp lý: số liệu ở cột nguồn vốn cần phải thể hiện trách nhiệm pháp lý về những tài sản đang quản lý, sử dụng đối với những nguồn vốn của nhà nước, nhà đầu tư, cổ đông …
► Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả mà ứng viên không nên bỏ qua khi làm CV
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán ngân hàng
Để có thể lập bảng cân đối thì bạn cần phải đảm bảo sẽ thực hiện đúng theo các nguyên tắc như sau:
Tài sản, nợ phải trả cần được phân loại theo ngắn hạn, dài hạn với các điều kiện như:
- Tài sản, nợ phải trả cần được thu hồi, thanh toán trong 12 tháng kể từ khi chấm dứt kỳ kế toán sẽ phân loại là ngắn hạn.
- Tài sản, nợ phải trả được thu hồi, thanh toán trong hơn 12 tháng kể từ ngày hết kỳ kế toán được phân loại là nợ dài hạn.
Với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng:
- Tài sản, nợ phải trả được thu hồi, thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh thông thường sẽ được gọi là nợ ngắn hạn.
- Tài sản, nợ phải trả được thanh toán trong thời gian dài hơn chu kỳ kinh doanh thông thường sẽ được coi là những khoản nợ dài hạn.
Cần chuẩn bị gì khi lập bảng kế toán ngân hàng
Để có thể lập bảng kế toán ngân hàng, một kế toán viên cần phải có được sự tổng hợp những nghiệp vụ kế toán phát sinh trong sổ kế toán. Cùng với đó là những thông tin có liên quan đến việc kiểm kê, phản ánh hàng tồn kho trong sổ kế toán trước ngày chốt sổ.
Cùng với đó là việc so sánh các khoản thu, khoản chi cũng như đối chiếu giữa các dữ liệu trên sổ kế toán, các con số kiểm kê trên thực tế tình hình kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Trên đây là một vài lưu ý về việc lập bảng cân đối kế toán ngân hàng cho những kế toán viên. Thông qua bài viết này, hy vọng các nhân viên kế toán sẽ nhận được nhiều thông tin bổ ích về việc lập bảng kế toán ngân hàng.
► Xem thêm: Tải mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh hay nhất với nhiều nội dung đa dạng
Bài viết liên quan