Những lưu ý khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp
Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Vì vậy mà mọi hoạt động liên quan đế tài sản cố định đều được xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng. Hoạt động thanh lý tài sản cố định cũng rất được quan tâm, vậy khi thanh lý tài sản cố định cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây của Tìm việc kế toán nhé!
- Mẫu biên bản bàn giao tài sản là gì? Cách lập mẫu biên bàn giao tài sản
- Cách ghi mẫu thư xác nhận thu nhập năm chuẩn theo quy định
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là loại tài sản quan trọng có đóng góp lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Về khái niệm tài sản cố định trong doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp là toàn bộ các tài sản mà có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài, được doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng nhằm mục đích tạo ra các lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng các tài sản này.
Những lưu ý khi làm thủ tục thanh toán tài sản cố định
Tài sản cố định có ảnh hưởng rất lớn đế hoạt động sản xuất, phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính bởi vậy mà các thử tục liên quan đến tài sản cố định được doanh nghiệp rất quan tâm. Vậy khi thanh toán tài sản cố định doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
- Đầu tiên doanh nghiệp cần đưa ra những đánh giá chắc chắn về việc thanh lý tài sản cố định. Đảm bảo rằng hoạt động thanh lý này là hợp lý. Khi thanh lý đồng nghĩa với việc trong doanh nghiệp sẽ mất đi một loại tài sản. Vậy việc thanh lý này có đảm bảo quá trình sản xuất hay không? Doanh nghiệp có mất thêm một khoản phí nào để thay thế một thiết bị mới? Đây sẽ là những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm trước khi đưa ra quyết định thanh lý TSCĐ.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục nhằm đảm bảo hoạt động TLTS là hợp pháp. Bên cạnh đó là đảm bảo lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Các thủ tục mà doanh nghiệp cần tiến hành như: lập Hội đồng xác định giá TSCĐ, đưa ra quyết định nhượng bán TSCĐ, thông báo và tổ chức đấu giá công khai, làm hợp đồng mua bán TSCĐ, biên bản giao nhận và hóa đơn.
- Khi làm giấy tờ thanh lý cần tuân thủ theo đúng biểu mẫu được quy định. Đính kèm các thông tư, chế độ kế toán của doanh nghiệp.
Thanh lý tài sản cố định là một trong những hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây là nghiệp vụ kế toán mà các kế toán viên cần biết để thực hiện đúng theo quy định.
Bài viết liên quan