Một số lưu ý khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng hoặc quý là công việc bắt buộc và là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có, bạn cần biết và thực hiện việc báo cáo một cách chính xác. Với nội dung bài viết dưới đây, Timviecketoan sẽ đưa ra một số lưu ý khi báo cáo sử dụng hóa đơn mà bạn cần biết.
Thời hạn quy định nộp báo cáo sử dụng hóa đơn
- Đối với báo cáo hóa đơn theo Quý
Hàng quý, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Kể cả với trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn (doanh nghiệp ghi số lượng sử dụng hóa đơn bằng 0).
Với báo cáo hóa đơn theo quý thường quy định ngày nộp sẽ vào ngày cuối cùng của quý, cụ thể hạn nộp: Quý I (30/4); Quý II (30/7); Quý III (30/10); với Quý IV (30/1 của năm kế tiếp)
- Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng
Hàng tháng thì kế toán viên sẽ phải tiến hành nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho Cục thuế. Ngày nộp quy định sẽ là ngày cuối cùng của tháng. Tuy nhiên hạn muộn nhất để nộp hóa đơn là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
Nếu quá hạn mà kế toán chưa nộp báo cáo hóa đơn cho Cục thuế thì mức xử phạt sẽ rất nặng.
>>>Xem thêm: Hàng ngàn cơ hội tìm kiếm việc làm hấp dẫn có thể bạn quan tâm. Khám phá ngay nhé!
Mức phạt khi nộp chậm hoặc làm sai báo cáo hóa đơn
Khi nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng báo cáo hóa đơn, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt rất nặng. Một số mức phạt với việc nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm báo cáo hóa đơn.
Với trường hợp nộp chậm từ 1 đến 5 ngày doanh nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo. Nếu chậm từ 6-10 ngày sẽ bị phạt cảnh cáo và bên cạnh đó sẽ có tình tiết giảm nhẹ. Còn với việc nộp chậm quá 10 ngày thì doanh nghiệp sẽ chịu mức xử phạt hành chính.
- Xử phạt hành chính từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng
Với việc nộp chậm báo cáo hóa đơn từ 11-20 ngày, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt từ 2-4 triệu, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
- Xử phạt hành chính từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp báo cáo gửi cơ quan Thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan Thuế được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Lưu ý:
– Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung báo cáo sử dụng hóa đơn: Phạt từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Ngoài nộp mức tiền xử phạt, doanh nghiệp cần lập vào nộp lại báo cáo tình tình sử dụng hóa đơn mới.-
– Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hiện sớm ra sai sót và lập báo cáo thay thếmới trong thời hạn nộp thì sẽ không bị phạt.
>>>Xem thêm: Một sốkiến thức về các phần mềm kế toán có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn
Không cần lập báo cáo hóa đơn khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế
Với trường hợp doanh nghiệp dùng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế thì doanh nghiệp không cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, hoặc quý. Hiện có 2 loại hóa đơn điện tử đang được lưu hành.
Với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Sau khi lập hóa đơn, người bán hàng phải gửi cho cơ quan thuế để được cấp mã trước khi gửi hóa đơn cho người mua. Khi đó, cơ quan thuế đã quản lý được việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Nếu đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: Sau khi lập hóa đơn, người bán đồng thời phải gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế và người mua. Vì vậy, cơ quan thuế cũng đã quản lý được việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Trên đây là một số lưu ý trong vấn đề lập và báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Xem thêm về những kiến thức về nghiệp vụ kế toán tại website Timvieketoan bạn nhé!
>>>Xem thêm: Khám phá các vị trí tuyển dụng kế toán mới nhất
Bài viết liên quan