Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi sai và một số lưu ý bạn cần biết

23/04/2021 10:01 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán
Kế toán là vị trí không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào. Trong đó hoạt động xuất hóa đơn là việc mà bất cứ nhân viên kế toán nào đều phải làm. Vậy  nếu chẳng may viết sai hóa đơn thì phải xử lý ra sao để không bị phạt thuế? Với bài viết này Timviecketoan sẽ giúp bạn tìm hiểu về mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi sai và một số lưu ý bạn cần biết khi chỉnh sửa.

Có rất nhiều trường hợp sai sót xảy ra trong quá trình xuất hóa đơn, và tùy từng trường hợp doanh  nghiệp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn. Vậy cụ thể từng trường hợp sẽ là như thế nào?

Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn

Các trường hợp sai sót hóa đơn có thể gặp phải

Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc xử lý các hóa đơn đã lập:

  • Với  hóa đơn chưa giao đến cho người mua, chưa giao hàng. Nếu phát hiện có sai sót thì người bán cần gạch thông tin sai sót và lưu giữ số hóa đơn sai này.
  • Với hóa đơn đã lập nhưng chưa giao hàng, hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa kê khai thuế. Nếu phát hiện sai cần hủy bỏ ngay. Người bán và người mau cần lập biên bản thu hồi liên hóa đơn lập sai. Biên bản thu hồi cần trình bày được lý do thu hồi. Người bán tiến hành gạch chéo liên hóa đơn, lưu giữ số hóa đơn và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
  • Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, và đã kê khai thuế  thì người bán và người mua phải lập biên bản ghi rõ sai sót. Đồng thời người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.

Như vậy trường hợp phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn là khi hóa đơn đã lập và giao cho người mua, doanh nghiệp đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Sau đó mới phát hiện ra sai sót mới cần lập biên bản điều chỉnh.

Với hóa đơn xảy ra sai sót xử lý như thế nào?

Theo quy định, dù cùng là hóa đơn đã kê khai và xảy ra sai sót nhưng với mỗi lỗi sai khác nhau thì sẽ có cách xử lý cũng khác nhau:

  • Với trường hợp hóa đơn lập sai số lượng hàng hóa, sai đơn giá, sai thuế suất thuế giá trị gia tăng, sai số tiền thuế giá trị gia tăng, tổng thanh toán thì doanh nghiệp phải lập đồng thời cả biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh.
  • Với trường hợp hóa đơn lập sai về tên, địa chỉ nhưng ghi đúng mã số thuế của bên mua thì doanh nghiệp bên bán chỉ phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.

>>> Tìm việc làm đơn giản hơn với website tìm việc uy tín

Một số mẫu điều chỉnh hóa đơn 

1.Mẫu biên bản điều chỉnh cơ bản

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn cơ bản

2. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn Giá trị gia tăng

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT

3. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi điền sai địa chỉ công ty

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn s
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ 

Một số lưu ý khi điều chỉnh mẫu biên bản hóa đơn 

  • Trường hợp viết hóa đơn sai nhưng chưa kê khai thì lập biên bản thu hồi và xuất hóa đơn mới theo hướng dẫn tại: Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39
  • Ngày ghi trên biên bản điều chỉnh và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải giống nhau.
  • Nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: số hóa đơn, ngày tháng lập, ký hiệu, nội dung điều chỉnh…
  • Với trường hợp hóa đơn đã kê khai, khi phát hiện sai sót thì ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT  thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.
  • Với hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Trên đây là một sốthông tin liên quan đến điều chỉnh hóa đơn mà Timviecketoan muốn cung cấp tới bạn. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể hữu ích đối với bạn. Nếu có thắc măc hay vấn đề liên quan đến mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn hãy để lại bình luận để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn.

>>>Xem thêm những vị trí tuyển dụng kế toán hấp dẫn nhất hiện nay

Bài viết liên quan

Reconcile Trong Kế Toán Là Gì? Tại Sao Quá Trình Reconcile Quan Trọng

Reconcile là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán mà bạn cần phải hiểu rõ...

Chứng Từ Kế Toán Tiếng Anh là Gì? Vai Trò và Phân Loại

Trong lĩnh vực kế toán, "chứng từ kế toán tiếng Anh" là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng,...

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Bài đọc nhiều

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Bài mới nhất

Tìm Việc Kế Toán: Bí Quyết Thành Công Trong Ngành Tài Chính

Ngành kế toán luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên bởi tính ổn định và cơ hội…

Kế Toán Tổng Hợp: Công Việc, Kỹ Năng Cần Có và Cách Viết CV Ấn…

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhận nhiều công việc liên…

Thực Tập Sinh Kế Toán Hiện Nay: Cơ Hội Và Thách Thức

Thực tập sinh kế toán là một bước khởi đầu quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.