Lợi nhuận sau thuế là gì và cách tính loại lợi nhuận này
Lợi nhuận sau thuế là khoản tiền mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đây là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí và thuế. Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận sau thuế là gì, công thức để tính lợi nhuận sau thuế, hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Timviecketoan.com nhé!
- Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế?
- Báo cáo thuế là gì – Các loại tờ khai thuế và thời hạn nộp
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “lợi nhuận ròng”, “lãi ròng”. Nó là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Khi kết thúc năm tài chính, mỗi một doanh nghiệp sẽ tiến hành quyết toán thuế và đóng thuế TNDN cho Nhà nước và khoản tiền còn lại sau quá trình đó chính là lợi nhuận ròng. Phần lợi nhuận này sẽ được dùng để chia cho các cổ đông (dưới dạng cổ tức), lập quỹ hoặc để dành để đầu tư cho các dự án trong tương lai gần của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế cao thì chứng tỏ doanh nghiệp ấy đã hoạt động rất hiệu quả. Nó cũng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp thu về được nhiều lợi nhuận, các cổ đông của công ty cũng nhờ thế mà được hưởng nhiều lợi ích hơn. Lãi ròng cũng là cơ sở để doanh nghiệp nhìn vào và nhận biết được họ đã kiểm soát chi phí tốt hay chưa.
➤ Xem thêm: Cach lam CV xin viec chuyên nghiệp, giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển
Ý nghĩa
- Lợi nhuận sau thuế là cơ sở để kết luận doanh nghiệp của bạn kinh doanh tốt, sinh lời hay kinh doanh thất bại, phải chịu thua lỗ. Nhìn vào lợi nhuận ròng, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được trong năm tài chính vừa qua doanh nghiệp của bạn có hoạt động hiệu quả hay không. Lợi nhuận mà < 0 có nghĩa rằng công ty đang chịu lỗ và cần chấn chỉnh lại mọi thứ ngay để hoạt động kinh doanh có thể sinh lời. Nếu lợi nhuận > 0 và ngà càng tăng cao hơn thì công ty của bạn đang làm ăn rất tốt, rất hiệu quả và nghiễm nhiên sẽ thu về được khoản tiền lãi lớn.
- Lợi nhuận ròng có ảnh hưởng then chốt tới sự phát triển vững mạnh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia cũng như thế giới nói chung. Khoản lãi ròng ấy sẽ là động lực tuyệt vời để thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
➤ Tham khảo các vị trí tuyển dụng mới nhất cho ứng viên tìm việc làm Hà Nội
Công thức tính lợi nhuận sau thuế
Bạn đã nắm được lợi nhuận sau thuế là gì và ý nghĩa của nó rồi, vậy bạn có biết nó được tính ra như thế nào không? Dưới đây là công thức tính:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN |
Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là tổng chi phí và thuế thu nhập, nếu giảm mức chi phí và thuế TNDN xuống thấp nhất đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế sẽ giảm xuống.
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Một khi đã tìm hiểu về khái niệm lợi nhuận sau thuế thì bạn cũng nên dành một chút thời gian để thu thập kiến thức về lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế còn được gọi với cái tên đầy đủ là “lợi nhuận trước thuế và lãi” (trong tiếng Anh người ta gọi tắt là EBT hoặc EBIT). Nó được hiểu là phần lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập.
Lợi nhuận trước thuếthường được tính theo công thức:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thu về từ kinh doanh + Lợi nhuận trong quá trình hoạt động tài chính + Lợi nhuận phát sinh bất thường |
Hoặc:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu có được – Tổng phí phát sinh – Tổng phí cố định |
Lưu ý: Công thức này chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, với những doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác thì nó chưa chắc đã chuẩn xác.
Qua bài viết này, Tìm việc kế toán đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích như: lợi nhuận sau thuế là gì, công thức tính lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế là gì, công thức tính lợi nhuận trước thuế… Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc kế toán của mình!
➤ Xem ngay trang đăng tuyển dụng giúp kết nối nhà tuyển dụng và ứng viên hiệu quả!
Bài viết liên quan