Chi phí trả trước là gì? Các quy định cần biết về chi phí trả trước
Chi phí trả trước nên được hiểu như thế nào? Có những quy định gì cần chú ý? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
- Cách tính khấu hao tài sản cố định mà các kế toán viên cần nắm rõ
- Hợp đồng giao khoán là gì? Những lưu ý về hợp đồng giao khoán
Chi phí trả trước là gì?
Đây là một khoản kinh phí phát sinh. Kinh phí này được doanh nghiệp bỏ ra để có thể mua những vật tư, nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên chi phí này chưa được tính hết vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp mà chỉ được tính một phần tùy theo số lượng nguyên vật liệu đã mua được sử dụng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hiện nay, dựa vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Có 2 loại chi phí phổ biến nhất mà các nhân viên kế toán có thể thấy đó là:
- Chi phí trả trước ngắn hạn: là những khoản chi phí phát sinh từ hoạt động thực tế sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kết toán được tổng hợp lại trong một năm tài chính. Vì thế, chi phí ngắn hạn chưa được phép tổng hợp hết vào chi phí sản xuất trong một tháng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí trả trước dài hạn: là khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để mua một số vật tư sử dụng trong công ty. Những vật tư này có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều năm tài chính. Thông thường sẽ là từ 2 năm. Tuy nhiên, chi phí dài hạn cũng không được tính gộp hết vào chi phí sản xuất mà cần phân bổ đều vào các kỳ kế toán tiếp trong năm.
>> Xem thêm: Các thông tin tìm việc kế toán bổ ích giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng
Chi phí trả trước bao gồm những khoản nào?
Theo quy định tại thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC thì các khoản được quy định là chi phí này thường bao gồm:
- Chi phí về việc thuê cơ sở hạ tầng, thuê tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán khác nhau.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước khi hoạt động được phân bổ theo quy định.
- Chi phí mua các loại bảo hiểm, lệ phí mà doanh nghiệp cần phải trả một lần cho nhiều kỳ kế toán khác nhau.
- Kinh phí mua công cụ, dụng cụ, đồ dùng liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán khác nhau.
- Tiền lãi vay để trả trước cho nhiều kỳ kế toán.
- Chi phí nghiên cứu, sửa chữa các tài sản cố định có giá trị lớn.
- Chi phí nghiên cứu, trienr khai các công nghệ chưa đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định được phân bố theo quy định của pháp luật.
- Tiền chênh lệch giữa việc bán các tài sản cố định và thuê lại được gọi là thuê tài chính
- Số tiền chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản cố định. Số tiền này được gọi là thuê hoạt động.
Các quy định về hệ thống tài khoản của chi phí trả trước
Trong giai đoạn trước đây
Khi quyết định 15/2006/QĐ-BTC và quyết định 48/2006/QĐ-BTC vẫn còn hiệu lực. Hệ thống tài khoản trong kế toán doanh nghiệp được phân loại thành 2 tài khoản chính
- TK 142: tài khoản chi phí cho ngắn hạn.
- TK 242: tài khoản chi phí cho dài hạn.
Trong giai đoạn hiện tại.
Trong giai đoạn hiện nay, TK 142 đã được bãi bỏ theo quy định của thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC. Trong hệ thống tài chính doanh nghiệp hiện nay chỉ có TK 242 là được giữ lại để làm tài khoản chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì quy định này, rất nhiều doanh nghiệp đã mở thêm tài khoản cấp 2 của TK 242 để dễ dàng hơn trong việc phân loại các chi phí.
Bài viết trên đây là một số quy định chung của pháp luật về chi phí trả trước. Từ đây, các nhân viên kế toán có thể nắm rõ các kết cấu chính của những tài khoản kế toán để xác định được các nghiệp vụ kế toán phát sinh khi làm báo cáo tài chính.
>> Xem thêm: HSE là gì? Công việc và tố chất để trở thành một HSE giỏi
Bài viết liên quan