Hợp đồng khoán việc là gì? Có những loại hợp đồng khoán việc nào?

05/02/2020 05:33 PM    |    Tìm việc   >  Nghiệp vụ kế toán

Hợp đồng khoán việc là gì? Có những loại hợp đồng khoán việc nào? Bạn đã nắm được những thông tin liên quan đến hợp đồng khoán việc chưa?

Hợp đồng khoán việc là gì?

Hợp đồng khoán việc hay còn có tên gọi khác là hợp đồng giao khoán là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận của bên giao khoán và bên nhận khoán về nội dung, khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành và mức thù lao, lợi ích từ việc nhận việc giao.

Sau khi hoàn thành công việc theo chất lượng và tiến độ thỏa thuận thì người nhận giao sẽ có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên giao khoán còn bên giao khoán sẽ có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán tiền công lao động như đã thỏa thuận cho bên nhận khoán việc. 

hop-dong-khoan-viec-la-gi-co-nhung-loai-hop-dong-khoan-viec-nao-1

Công việc cho bên giao khoán luôn cần đảm bảo đúng tiến độ

Trong hợp đồng khoán việc thì người giao khoán việc sẽ chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện công việc của người nhận khoán việc theo nội dung yêu cầu trong hợp đồng giao khoán mà không cần quan tâm đến việc người nhận khoán việc được giao thực hiện công việc theo cách nào. 

Lưu ý cho bạn, hợp đồng khoán việc là gì nhằm chỉ để ký đối với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối. Khi đã ký kết hợp đồng giao khoán cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm với các yêu cầu điều khoản trong đó nghĩa là thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như đã thỏa thuận. 

> Cập nhật thêm: Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán không thể bỏ qua

Mẫu hợp đồng khoán việc

Dưới đây là mẫu hợp đồng khoán việc mà bạn có thể tham khảo:

hop-dong-khoan-viec-la-gi-co-nhung-loai-hop-dong-khoan-viec-nao-2

Mẫu hợp đồng khoán việc 1.1

hop-dong-khoan-viec-la-gi-co-nhung-loai-hop-dong-khoan-viec-nao-3

Mẫu hợp đồng khoán việc 1.2

> Xem thêm: Cách tạo CV xin việc dễ dàng thu hút bất cứ nhà tuyển dụng khó tính nào đi chăng nữa

Có những loại hợp đồng khoán việc nào?

Dưới đây là những loại hợp đồng khoán việc mà bạn có thể tìm hiểu, tham khảo:

Hợp đồng khoán việc toàn bộ

Đây là loại hợp đồng khoán việc thứ nhất chúng tôi chia sẻ với bạn. với tính chất và đặc trưng của nó nên còn có tên gọi khác là khoán trọn gói. Hợp đồng khoán việc trọn gói là hợp đồng mà người khoán việc sẽ chịu trách nhiệm giao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí.

Trong đó có cả chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và cả chi phí công cụ lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Như vậy, người nhận khoán sẽ được người khoán việc trả tiền công. Các loại tiền mua nguyên vật liệu, tiền công lao động, chi phí công cụ dụng cụ lao động và tiền lợi nhuận có được từ việc nhận khoán.

> Tham khảo: Thông tin việc làm kế toán đang HOT nhất hiện nay

Hợp đồng khoán việc từng phần

Hợp đồng khoán việc từng phần hay còn gọi là hợp đồng khoán nhân công. Đối với loại hợp đồng thứ hai này người giao khoán sẽ không chi trả về các chi phí và chất lượng công cụ lao động mà chỉ trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Ngoài những công việc chỉ mang tính thời vụ và diễn ra trong thời điểm nhất định ra thì tất cả những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài sẽ phải ký dưới hình thức hợp đồng lao động. Người lao động làm hợp đồng khoán việc không cần đóng bảo hiểm xã hội nhưng trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Lưu ý cho bạn đó là hãy xem xét bản chất công việc để có thể ký kết hợp đồng phù hợp bởi tất cả những trường hợp ký hợp đồng không đúng theo quy định đều phải nhận xử phạt hành chính. 

>> Xem thêm: Những mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất dành cho nhân viên hiện nay.

Tags:

Bài viết liên quan

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị...

Overhead Cost là Gì? Các Loại Overhead Cost Phổ Biến

Overhead cost là một thuật ngữ quan trọng trong ngành Kế toán, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về...

Chi Phí Chung là gì? Cách Tính Toán Chi Phí Chung

Chi phí chung là một khái niệm quan trọng nhằm đánh giá và quản lý các chi phí không thuộc...

Bài đọc nhiều

Giới Thiệu Về KPMG là gì: lịch sử phát triển và vai trò

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá KPMG là gì, từ lịch sử phát triển đến các dịch…

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn sẵn có dùng để phục vụ…

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn cách tra cứu mã bảo hiểm xã hội mới nhất

Việc tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi,…

Bài mới nhất

Khấu Trừ Thuế là Gì: Ý Nghĩa, Cách Tính và Ứng Dụng

Trong hệ thống thuế thu nhập cá nhân, khái niệm “khấu trừ thuế” là một phần quan trọng trong việc…

Thuế Môn Bài là gì? Tác Động Đối Với Nền Kinh Tế

Thuế môn bài là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán. Trong bài viết này, chúng ta…

Định Giá Tài Sản là Gì? 4 Phương Pháp Định Giá Tài Sản Phổ Biến

Trong ngành Kế toán, việc định giá tài sản là một quy trình quan trọng để xác định giá trị…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.