Kế toán nội bộ là gì? Các công cụ hỗ trợ kế toán nội bộ
Kế toán là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kế toán nội bộ là gì?
- Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học, cao đẳng 2019
- Học nghiệp vụ kế toán tại đâu để nâng cao kĩ năng cho riêng mình?
Khái niệm Kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ là gì? Đây được hiểu là một tập hợp các công việc trong thực tế doanh nghiệp. Những công việc này thường phát sinh khi không có các hóa đơn chứng từ chứng minh về việc sử dụng nguồn tiền. Và từ những hoạt động vị trí kế toán này, chúng ta có thể xác định được tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Các vị trí công việc của kế toán nội bộ
Hiện nay, kế toán nội bộ cũng được chia thành từng vị trí việc làm kế toán khác nhau. Trong đó có thể kể tới một số vị trí như:
- Kế toán quỹ: Có nhiệm vụ lập, thực hiện phiếu thu chi. Cùng với đó là theo dõi, quản lý dòng tiền thu – chi theo quy định của doanh nghiệp.
- Kế toán kho: có nhiệm vụ lập, quản lý các chứng từ, luồn hàng xuất – nhập kho theo quy định của doanh nghiệp.
- Kế toán ngân hàng: vị trí này căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính để lập các ủy nhiệm chi, nộp tiền hoặc rút tiền vào hệ thống các tài khoản ngân hàng.
- Kế toán thanh toán: Lập đề nghị thanh toán, tạm ứng, đối chiếu các khoản công nợ khác nhau.
- Kế toán tiền lương: Vị trí này sẽ phải soạn thảo các hợp đồng lao động, xây dựng các quy chuẩn về tiền lương cũng như cách tính; thanh toán lương cho lao động.
- Kế toán bán hàng: Căn cứ theo quy định của doanh nghiệp, các kế toán bán hàng sẽ phải lập những hóa đơn, chứng từ bán hàng theo yêu cầu từ bộ phận kinh doanh. Sau đó kế toán bán hàng sẽ phải tổng hợp doanh thu bán hàng theo từng giai đoạn để báo cáo với ban giám đốc.
- Kế toán công nợ: Dựa vào các chứng từ bán hàng, kế toán công nợ có trách nhiệm thống kê các khoản nợ đọng của doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch triển khai thu hồi nợ với khách hàng hoặc đăng ký giãn nợ với các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Kế toán trưởng: Giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận kế toán. Trong đó có vị trí kế toán nội bộ.
>> Tham khảo thêm: Những mẫu đơn xin việc ấn tượng giúp ứng viên xin đâu trúng đó
Kế toán nội bộ làm gì?
Với những bạn trẻ có mong muốn theo đuổi vị trí kế toán nội bộ là gì? Chúng ta có thể hiểu những nhiệm vụ chính của vị trí kế toán này bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ. Thực hiện các yêu cầu chuyển tiền theo đúng trình tự.
- Tiến hành hạch toán hóa đơn, chứng từ kế toán theo quy định của doanh nghiệp.
- Lưu giữ, sắp xếp, bảo quản các chứng từ kế toán một cách khoa học để tiện tìm kiếm.
- Phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
- Thực hiện lập báo cáo theo định kì hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Tin tức hướng nghiệp kế toán dành cho người mới
Những công cụ hỗ trợ cho kế toán nội bộ
Bất cứ công việc gì cũng cần có những công cụ hỗ trợ riêng để cho công việc được trôi chảy nhất. Và với vị trí kế toán này cũng vậy, các ứng viên kế toán có thể sử dụng những công vụ sau để phục vụ cho công việc của bản thân mình như:
- Phần mềm kế toán misa: Đây là chương trình kế toán được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình này có rất nhiều tính năng hỗ trợ cho hoạt động kế toán. Trong đó có đầy đủ những thao tác nghiệp vụ kế toán khác nhau như: quỹ, giá thành, ngân hàng, thuế, hợp đồng, bán hàng …
- Phần mềm kế toán nội bộ Fast: đây là phần mềm thường được những doanh nghiệp lớn, tập đoàn sử dụng trong công việc kế toán. Fast có những tính năng được cập nhật liên tục theo các quy định pháp luật khác nhau của Bộ tài chính. Đồng thời, phần mềm này còn có thể xuất các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính định kì ra file Excel để doanh nghiệp tiện theo dõi.
Còn rất nhiều thứ cần phải tìm hiểu về kế toán nội bộ là gì? Và bài viết đã giúp bạn có được các thông tin cần thiết về công việc kế toán. Nếu có đam mê với lĩnh vực kế toán, hãy tự mình tìm hiểu thêm về công việc rất thú vị này và sẵn sàng để ứng tuyển.
>> Xem thêm: Văn bằng chứng chỉ là gì? Ý nghĩa và giá trị của văn bằng chứng chỉ
Bài viết liên quan