Chi phí phải trả: Quy định hạch toán chuyên sâu cho kế toán doanh nghiệp
Trong tài chính kế toán doanh nghiệp, chúng ta đã nghe nhiều tới chi phí phải trả. Vậy đâu là những quy định hạch toán chuyên sâu cho kế toán doanh nghiệp.
- Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng
- Chi phí trả trước là gì? Các quy định cần biết về chi phí trả trước
Tài khoản chi phí phải trả là gì?
Tài khoản 335 được phân định là tài khoản kế toán để phản ánh các khoản được ghi nhận trong chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế các khoản này chưa thể chi trả trong kỳ kinh doanh hiện tại.
Tài khoản kế toán này được dùng để hạch toán các khoản chi phí thực tế được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán các khoản phí này vào chi phí vận hành hoạt động kinh doanh sẽ phải dựa theo các nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.
Các khoản chi phí phổ biến bao gồm:
- Tiền lương trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.
- Chi phí sửa chữa các tài sản cố định đặc thù, có tính chu kỳ.
- Chi phí ngừng sản xuất theo mùa. Với khoản chi phí này, doanh nghiệp nên tính toán trước và hạch toán vào chi phí sản xuất để có thể dự phòng rủi ro.
>> Xem thêm: Các việc làm kế toán hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua
Các quy định về hạch toán chi phí cần phải trả
Việc hạch toán các khoản phải trả của doanh nghiệp hiện cũng phải tuân thủ theo các quy định như sau:
- Kế toán viên chỉ được hạch toán vào tài khoản chi phí với đúng nội dung theo quy định. Ngoài ra, với các khoản khác thì cần phải tính toán trước và được hạch toán chi tiết trong chi phí sản xuất, kinh doanh của công ty trong giai đoạn cụ thể. Và doanh nghiệp sẽ cần phải có những giải thích cụ thể về những khoản phí được hạch toán đó.
- Hoạt động hạch toán các khoản phí phải trả chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh cần phải được tính toán một cách chặt chẽ. Cùng với đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra được những bằng chứng hợp lý về các khoản kinh phí đó. Điều này nhằm đảm bảo số phải trả vào tài khoản phù hợp với số lượng phí phát sinh trong thực tế.
- Các nội dung không tính vào chi phí sản xuất sẽ không được hạch toán trước vào chi phí sản xuất của công ty.
- Nếu còn những khoản nào chưa dùng cuối năm thì cần phải giải thích rõ trong bản báo cáo tài chính.
Kết cấu tài khoản 335
Theo các quy định về hạch toán chi phí, kết cấu của tài khoản 335 mà các kế toán viên cần chú ý bao gồm:
Tài khoản bên nợ
- Các chi phí thực tế được tính vào phí phải trả
- Số chênh lệch về chi phí so với thực tế được ghi
Tài khoản bên có
- Số lượng chi phí được tính toán trước, ghi nhận vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Số dư bên có
- Là khoản chi phí đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh.
>> Đừng bỏ lỡ: Các vị trí tuyển việc làm kế toán trưởng ở Sài Gòn đang thu hút nhất
Cách hạch toán một số chi phí cần phải trả chủ yếu
Chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân
- TK 622 nợ: chi phí nhân công trực tiếp
- TK 335 có: chi phí cần phải trả cho ngày nghỉ phép của công nhân.
Tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân
- TK 622 nợ: chi phí nhân công
- TK 335: nợ: chi phí cần phải trả
- TK 334 có: tổng số tiền lương nghỉ phép trên thực tế mà doanh nghiệp phải trả
- Tk 622 có: chi phí nhân công trực tiếp phải trả nếu nhỏ hơn số trích trước.
Chi phí sửa chữa các tài sản cố định lớn có thể phát sinh
- TK 623 nợ: chi phí dùng máy để thi công
- TK 627 nợ: chi phí sản xuất
- TK 641 nợ: chi phí bán hàng
- TK 642 nợ: chi phí dành cho quản trị doanh nghiệp.
- TK 335 có: chi phí phải trả
Trên đây là một số quy định khác nhau cũng như cách hạch toán các chi phí phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp các ứng viên nâng cao thêm nghiệp vụ kế toán của mình.
Bài viết liên quan