Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng
Tài khoản đối ứng là một trong những khái niệm quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên đối với những người mới vào nghề thì đây sẽ là một khái niệm khá mới. Vậy tài khoản đối ứng là gì? Những yếu tố nào tạo nên tài khoản đối ứng? Cùng tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khoản tiền này nhé!
- Chi phí trả trước ngắn hạn là gì? Cách hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn?
- Hợp đồng giao khoán là gì? Những lưu ý về hợp đồng giao khoán
Tài khoản đối ứng là gì?
Tài khoản đối ứng được hiểu là những khoản phát sinh giữa bên nợ và bên có. Đối ứng tài khoản là phương pháp để kiểm tra thông tin, quá trình luân chuyển của các đối tượng kế toán theo những mối quan hệ được phản ứng trong từng nghiệp vụ kế toán.
Các yếu tố tạo nên tài khoản đối ứng
Để có thể đảm bảo việc tổng hợp thông tin về hoạt động luân chiểu của các đối tượng nghiệp vụ kế toán. Phương pháp đối ứng tài khoản hiện này thường được tạo nên từ hai yếu tố chính gồm:
- Hệ thống các tài khoản kế toán
- Quan hệ đối ứng trong kế toán
Các quan hệ đối ứng khác nhau của tài khoản kế toán.
Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản
Với các quan hệ tài khoản đối ứng cơ bản sẽ bao gồm 4 dạng đối ứng như sau:
- Tài sản tăng – giảm: Đây là mối quan hệ xảy ra khi một tài sản tằng và tài sản tương ứng giảm giá trị. Dạng nghiệp vụ đối ứng này chỉ xảy ra khi có những ảnh hưởng trong nội bộ của tài sản. Tuy nhiên quan hệ này sẽ chỉ thay đổi khi kết cấu tài sản không bị thay đổi.
- Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Mối quan hệ này xảy ra khi một nguồn vốn tăng và nguồn vốn tương ứng giảm. Các nghiệp vụ kế toán lúc này sẽ làm thay đổi kết cầu của nguồn vốn chứ không làm thay đổi tổng số vốn.
- Tài sản tăng – nguồn vốn tăng: mối quan hệ này làm tăng trưởng quy mô nguồn vốn, tài sản lên một lượng nhất định. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa nguồn vốn và tài sản thường sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Tài sản giảm – nguồn vốn giảm: mối quan hệ này sẽ làm giảm tăng trưởng nguồn vốn. Trong đó, các tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ giảm cùng nhau. Nhưng tổng số tài sản của doanh nghiệp vẫn ở mức cân bằng.
Quan hệ đối ứng kế toán trung gian.
Bên cạnh các dạng quan hệ đối ứng cơ bản, trong nghiệp vụ kế toán vẫn còn có các dạng quan hệ trung gian bao gồm các mối quan hệ như sau:
- Tài sản giảm, chi phí phát sinh.
- Tài sản tăng, thu nhập phát sinh.
- Nguồn vốn giảm, thu nhập phát sinh.
- Nguồn vốn tăng, chi phí phát sinh.
► Xem thêm: Mẹo làm CV xin việc trình bày ngắn gọn, đủ ý, khoa học khiến nhà tuyển dụng thiện cảm ngay
Cách thức thể hiện quan hệ đối ứng trong sổ kép
Một khi bộ phận kế toán đã xác định được một nghiệp vụ bất kỳ nằm trong các mối quan hệ đối ứng nào thì sẽ phải ghi chép các hoạt động nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán để có thể phản ánh nghiệp vụ kết toán phát sinh với tối thiể 2 tài khoản nhất định theo cùng quan hệ đối ứng.
Nguyên tắc ghi sổ kép
Để có thể cập nhật rõ ràng các nghiệp vụ quan hệ đối ứng khác nhau. Bộ phận kế toán cần phải tuân thủ các nguyên tắc cập nhập sổ kép như sau:
- Cần phải cập nhật đồng thời 2 dạng tài khoản kế toán trở lên trong nghiệp vụ phát sinh.
- Phải ghi đúng mối quan hệ đối ứng của nghiệp vụ kế toán.
- Các tổng số tiền phát sinh của bên nợ luôn bằng tổng số tiền phát sinh của bên có đối với các tài khoản có phát sinh quan hệ đối ứng tài khoản.
► Xem ngay tin tuyển dụng mới nhất cho ứng viên tìm việc làm tại Hà Nội
Trùng từ ghi sổ kép
Để cập nhật quan hệ đối ứng tài khoản, các kế toán viê cần phải tuân theo đúng trình tự như sau:
- Đầu tiên, bộ phận kế toán cần xác định đúng thời điểm ghi sổ kép, giá trị ghi sổ. Tùy thuộc vào các thỏa thuận mua bán mà những nghiệp vụ kế toán này được ghi sổ cho đến khi khách nhận được hàng.
- Tiếp theo, các kế toán viên cần xác định rõ những nghiệp vụ phát sinh nào được ghi vào mục nợ, những nghiệp vụ nào được ghi vào mục có với số tiền tương ứng trong mỗi tài khoản.
- Cuối cùng, kế toán viên cần mở đủ tài khoản để có thể ghi rõ các định khoản nhất định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được tài khoản đối ứng là gì cùng những điều có liên quan. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được những kiến thức nghiệp vụ bổ ích cho bạn dành cho các kế toán viên. Xem thêm nhiều những kiến thức về nghiệp vụ kế toán tại Timviecketoan.com nhé!
► Tham khảo trang tuyển dụng uy tín hàng đầu được nhiều nhà tuyển dụng tin tưởng
Bài viết liên quan